1 cái bánh chưng bao nhiêu calo? Ăn bánh chưng có béo không? là bài viết thuộc chủ đề Giảm Cân được Team Content Làm Đẹp Tại Tiệm tham khảo từ nhiều nguồn uy tín và biên soạn nội dung gửi đến quý khán giả. Hi vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích tại đây.
Related Posts
- 1 lát bánh mì đen bao nhiêu calo, có ảnh hưởng đến việc giảm cân không?
- Cách giảm 15cm vòng eo trong 4 ngày nhanh, hiệu quả, có thể áp dụng
- Chôm chôm bao nhiêu calo và có lợi ích gì đối với sức khỏe?
- Khoai lang bao nhiêu calo? Thực đơn 7 ngày với khoai lang
- 1 ly nước mía bao nhiêu calo: Vừa giảm cân vừa tốt cho sức khỏe
Bạn đang xem bài viết: 1 cái bánh chưng bao nhiêu calo và có gây béo không?
Bánh chưng là một món ăn truyền thống vô cùng quen thuộc của người Việt Nam vào mỗi dịp Tết. Tuy nhiên, nhiều người thường hay lo ngại về mức năng lượng có trong bánh chưng sẽ khiến cơ thể tăng cân, hại sức khoẻ. Hãy cùng Làm Đẹp Tại Tiệm tìm hiểu bánh chưng chứa bao nhiêu calo nhé!
Bánh chưng là gì?
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt, thường được làm vào các dịp Tết của dân tộc Việt, cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch). Nguyên liệu làm bánh chưng bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong,…
Bánh chưng tết hình vuông tượng trưng cho mặt đất hình vuông. Đây là một món vô cùng dễ ăn và giàu dinh dưỡng.
Ăn bánh chưng có tác dụng gì?
Ăn bánh chưng có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe:
- Thanh nhiệt, giải độc nhờ đậu xanh và gạo nếp.
- Cung cấp chất đạm từ thịt lợn.
- Kháng khuẩn, kháng nấm nhờ tiêu.
- Ngừa đầy bụng do hành tím.
- Tốt cho hệ tiêu hóa và lợi tiểu nhờ lá dong.
Như vậy, ăn bánh chưng sẽ giúp cơ thể được thanh nhiệt, giải độc, bổ sung chất đạm và ngăn ngừa một số bệnh về đường ruột, tiêu hóa. Đặc biệt là tốt cho người gặp các vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng. Tuy nhiên, lưu ý không nên ăn quá nhiều bánh chưng cùng một lúc.
Bánh chưng bao nhiêu calo?
Một cái bánh chưng vừa bao nhiêu calo?
Thông thường, một chiếc bánh chưng được làm với 1,5 – 2 bát gạo nếp, thịt mỡ, đậu xanh,…
Trong 100g bánh chưng chứa 181 kcal gồm:
- 4,3g chất đạm
- 4,2g chất béo
- 31,6g chất bột đường
- 0,6g chất xơ
- 26g canxi
- 0,94g sắt
- 1,4g kẽm
- 100g gạo nếp chứa 344 kcal.
Vậy nhìn chung, 1 cái bánh chưng vừa có lượng calo dao động trung bình từ 1700 – 2000 kcal, suy ra 1 miếng bánh chưng sẽ khoảng 200 – 250 kcal.
Nguyên do hàm lượng calo trong bánh chưng cao là vì thành phần nguyên liệu trong bánh chưng là các loại thực phẩm cung cấp mức năng lượng lớn.
Một bánh chưng bao nhiêu calo với cỡ nhỏ?
Bánh chưng cỡ nhỏ thường được làm ra nhằm thuận tiện trưng bày và dọn mâm ăn. Bánh chưng nhỏ thường được nấu với thành phần giảm đi một nửa so với bánh cỡ thông thường. Vậy 1 cái bánh chưng nhỏ sẽ khoảng từ 800 – 1000 kcal.
Ăn nhiều bánh chưng có tốt không?
Với thành phần dinh dưỡng cao từ các nguyên liệu bên trong, bánh chưng mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ: Giúp cơ thể thanh nhiệt giải độc, bổ sung chất đạm, lợi tiểu tốt cho hệ tiêu hoá, ngừa đầy bụng, kháng khuẩn,…
Trong đó,
- Gạo nếp có công dụng trị chứng hư lao tiết tả, tỳ vị hư nhược, đau thượng vị, nhiều mồ hôi, vị hư tiết tả, váng đầu chóng mặt,…
- Thịt lợn có tác dụng tư âm, nhuận da thịt, dưỡng khí huyết, ích ngũ tạng,… Đây là nguồn cung cấp chất đạm (protein) dồi dào cho cơ thể.
- Mỡ lợn có vị ngọt, tính mát, không độc. Mỡ lợn cung cấp chất béo (lipid), tốt cho da và tóc, giúp hòa tan hấp thu chuyển hóa các vitamin D, vitamin E, vitamin K,…
- Đậu xanh có công dụng bổ tỳ, thanh nhiệt, ích ngũ tạng, sáng mắt, mịn da, giải tất cả các chất độc. Đậu xanh rất giàu các vitamin A, B1, B2, PP, B6,…
Tuy nhiên, để tiêu hóa 100g bánh chưng, bạn cần chạy bộ 24 phút hoặc bơi lội 16 phút. Lượng tinh bột, chất béo quá cao sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa, đầy bụng.
Nguồn năng lượng của bánh chưng được tạo ra lớn sẽ khiến cơ thể lâu thấy đói dễ dẫn đến lười ăn và bỏ bữa, gây tổn hại dạ dày.
Ăn bánh chưng có béo không?
Vậy với thông tin bánh chưng bao nhiêu calo bên trên thì việc ăn bánh chưng có béo không?
Ăn nhiều bánh chưng chắc chắn gây nguy cơ tăng cân bởi hàm lượng dinh dưỡng và calo cao. Trung bình trong một nửa chiếc bánh chưng đã có khoảng 1000 calo (xấp xỉ khoảng 2 bát cơm).
Hơn thế, chế biến món bánh chưng rán sẽ càng gây nguy cơ gây tăng cân cao hơn bởi lượng dầu mỡ và chất béo lớn. Hương vị thơm ngon và giòn tan sẽ kích thích cơ thể ăn nhiều hơn.
Cách ăn bánh chưng không bị béo vào dịp tết
- Tần suất ăn thích hợp: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo sử dụng bánh chưng với lượng vừa phải, kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống.
- Không chế biến dầu mỡ: Bánh chưng rán gây tích tụ nhiều chất béo không tốt cho cơ thể. Khi dùng nhiều có thể bị đầy hơi, chướng bụng, tăng tỷ lệ mắc bệnh tim và mỡ trong máu. Tốt nhất nên ăn bánh chưng luộc.
- Không ăn vào buổi tối: Nên dùng bánh chưng vào sáng hoặc trưa, khi cơ thể có nhiều hoạt động khác để tiêu hao năng lượng. Tránh ăn vào buổi tối dễ bị tích lũy và chuyển hóa thành mỡ thừa.
- Ăn kèm với chất xơ, vitamin và khoáng chất: ăn bánh chưng cùng dưa hành, trái cây, rau xanh để cân đối tỷ lệ dinh dưỡng, hỗ trợ chuyển hóa chất bột đường nhanh hơn, đồng thời không gây cảm giác ngán khi ăn.
- Kết hợp luyện tập thể thao: Mỗi khi ăn quá bánh chưng, nên có chế độ điều chỉnh thời gian vận động tối thiểu từ 30 phút để loại bớt lượng calo nạp vào.
Cách làm bánh chưng tại nhà
Bánh chưng là một món ăn truyền thống của người Việt, được làm từ những nguyên liệu đơn giản như gạo nếp, thịt ba chỉ và đậu xanh tách vỏ. Người làm sẽ gói bánh và nguyên liệu trong lá dong hoặc lá chuối, sau đó luộc trong khoảng 5 tiếng.
Bánh chưng sau đó được ngâm trong nước lạnh trong 20 phút và ép nước từ 5 đến 8 tiếng. Hương thơm của lá dong, vị ngọt của đậu xanh và vị ngậy béo của thịt ba chỉ và gạo nếp dẻo tạo nên hương vị truyền thống đặc trưng cho mùa Tết.
Những đối tượng không nên ăn bánh chưng
Người bị bệnh tim mạch
Việc cung cấp năng lượng dồi dào từ cả thực vật, động vật và chất béo là lí do những người có tiền sử bệnh tim mạch không nên ăn để hạn chế tối đa tích lũy chất béo gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch.
Người huyết áp cao
Bánh chưng thông thường chứa khác nhiều mỡ, điều này sẽ làm tăng tiết axit dịch vị, ảnh hưởng tới sức khỏe. Nên chọn các loại bánh nhiều nạc, ít mỡ sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn.
Người bị bệnh tiểu đường
Bên cạnh thông tin bánh chưng bao nhiêu calo, thì bánh chưng vốn là món ăn giàu chất đường, đạm, chất béo, vitamin,… Bởi đó, bệnh nhân tiểu đường nên hạn ăn nhiều bánh chưng, đặc biệt là các loại bánh chưng ngọt vì sẽ gây tăng đường huyết.
Người đau dạ dày
Thành phần đỗ xanh và gạo nếp có trong bánh chưng, là nguyên liệu thực phẩm có thể gây ra những cơn đầy bụng, ợ chua, khó tiêu.
Vì thế, đối với những ai có tiền sử đau dạ dày nên hạn chế ăn bánh chưng để không làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Người bị bệnh thận
Những đối tượng mắc bệnh về thận không nên ăn bánh chưng để tránh tình trạng bị rối loạn mỡ máu, gây tăng mỡ máu. Bên cạnh đó, với việc nêm nếm nhiều muối trong bánh sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thận.
Người thừa cân
Theo các chuyên gia, những ai đang trong tình trạng thừa cân, béo phì nên tránh ăn bánh chưng để hạn chế tích lũy thêm mỡ thừa, giúp bảo vệ sức khoẻ cơ thể.
Người hay bị mụn nhọt
Nguyên liệu gạo nếp có tính nóng sẽ gây ảnh hưởng những người hay bị mọc mụn, mụn nhọt.
Những lưu ý khi ăn bánh chưng
- Hạn chế ăn quá nhiều, chỉ nên ăn khoảng 100g mỗi bữa và không nên vượt quá 150g mỗi ngày.
- Người có cao huyết áp và vấn đề tim mạch cần hạn chế hoặc tránh ăn bánh chưng.
- Kèm theo rau xanh để dễ tiêu hóa và bổ sung chất xơ.
- Tránh ăn bánh chưng vào buổi tối để giảm tác động tiêu hóa vào thời điểm ít hoạt động.
Câu hỏi thường gặp
Nên ăn bánh chưng vào thời điểm nào trong ngày?
Biết được bánh chưng bao nhiêu calo, nên ăn bánh chưng vào buổi tối dễ gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu, giữ nước dẫn đến tăng cân; lại khiến khó ngủ. Nếu muốn ăn nên ăn buổi sáng/trưa với lượng nhỏ.
Bánh chưng ăn kèm với món gì?
Bánh chưng và dưa hành là hai món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết của người miền Bắc. Bánh chưng dẻo, bùi, ngậy kết hợp với dưa hành chua thanh tạo nên một hương vị khó quên.
Ăn bánh Chưng có nóng không?
Bánh Chưng chứa nhiều gạo nếp gây nóng trong, nổi mụn. Người tiêu hóa không tốt dễ bị chướng bụng, đầy hơi, nóng dạ dày. Người mắc bệnh thận, cao huyết áp, tim mạch nên hạn chế ăn bánh Chưng. Nên thay thế bằng thực phẩm lành mạnh hơn như khoai tây, khoai lang, sắn…
Ăn bánh Chưng có bị ho không?
Hiện tại, chưa có bằng chứng cho thấy ăn bánh Chưng gây ho. Tuy nhiên, thực phẩm cay nóng như bánh Chưng có thể ảnh hưởng không tốt đến niêm mạc họng.
Sau sinh ăn bánh Chưng được không?
Phụ nữ sau sinh có thể ăn bánh chưng nhưng không nên ăn quá nhiều và thường xuyên. Không ăn bánh chưng kèm dưa muối hoặc các món quá mặn. Phụ nữ sinh mổ không được ăn bánh chưng.
Tạm kết
Trên đây là những thông tin về mức năng lượng có trong bánh chưng – món ăn ngày tết quen thuộc của mọi nhà. Hy vọng qua bài viết sau bạn sẽ hiểu rõ 1 cái bánh chưng bao nhiêu calo. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nhé!
Theo dõi đến đây chắc hẳn bạn đã nắm được 1 cái bánh chưng bao nhiêu calo? Ăn bánh chưng có béo không? . Hãy lưu lại và chia sẻ với những người xung quanh những nội dung bổ ích này bạn nhé.
Để tìm hiểu thêm toàn bộ kiến thức chuyên sâu về tóc đẹp, giảm cân, dưỡng da . Ban có thể liên hệ với chúng tôi tại:
Thông tin liên hệ:
Làm Đẹp Tại Tiệm
Địa chỉ: 112 Thuận Kiều, Phường 4 , Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
Website: lamdeptaitiem.com